Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3

Cụ thể trong chuyến thăm cán bộ ngành y tại TP.HCM vào chiều ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới (Covid-19) gây ra, cho biết đã yêu cầu hiệu trưởng các trường đại học trực thuộc bộ chuẩn bị các phương án để đón sinh viên học lại từ ngày 2/3.

Để chủ động đón sinh viên trở lại giảng đường, Bộ Y tế đã chỉ đạo các trường phải vệ sinh, khử trùng tất cả các giảng đường. Bộ cũng không khuyến khích sinh viên ngành y mang khẩu trang vào giảng đường, phải biết sử dụng khẩu trang đúng lúc, đúng chỗ và đúng phương pháp.

Danh sách 11 trường Đại học được Bộ Y tế yêu cầu đi học lại từ 2/3 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

Lý giải về việc cho sinh viên các trường trực thuộc trở lại học sớm, Thứ trưởng chia sẻ với báo VietnamNet: Bộ yêu cầu sinh viên trường y trở lại giảng đường sớm là do việc giáo dục, tuyên truyền về tự bảo vệ bản thân cho sinh viên ngành y cũng dễ dàng, thuận lợi hơn. 

Bộ Y tế chỉ đề xuất việc cho học sinh trở lại học đối với các trường thuộc phạm vi bộ quản lý, riêng với những trường đại học khác trực thuộc các bộ, ngành khác có thể căn cứ vào đề xuất của Bộ Y tế để cân nhắc việc cho sinh viên đi học lại.

Cũng chia sẻ với VietnamNet, ông Sơn cho Biên dịch biết Bộ Y tế tôn trọng ý kiến các địa phương về  đề xuất cho học sinh nghỉ đến hết tháng 3: " Việc đề xuất căn cứ vào tình hình phòng, chống dịch và cách ly tại địa phương. Căn cứ vào việc chuẩn bị các trang, thiết bị phòng, chống bệnh khi cho học sinh đi học trở lại. Do đó, quyết định cho học sinh nghỉ hay trở lại trường thì Chủ tịch UBND các địa phương mới là người quyết định ".

Danh sách các trường đại học trực thuộc Bộ Y tế:

Trường Đại học Y Hà Nội;

Trường Đại học Dược Hà Nội;

Đại học Y dược TP.HCM;

Trường Đại học Y dược Hải Phòng;

Trường Đại học Y dược Thái Bình;

Trường Đại học Y dược Cần Thơ;

Trường Đại học Y tế công cộng;

Trường Đại học điều dưỡng Nam Định;

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam;

Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương;

Trường Đại học Kỹ thuật y dược Đà Nẵng.

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan "phản dame" với kiểu tóc "sai trái" thời còn non dại

Nhắc đến Chi Pu là nghĩ ngay đến cô nàng xinh đẹp, ảnh nào đăng tải cũng dân tình xuýt xoa không ngớt. Ngỡ rằng người như Chi Pu thì chẳng kiểu tóc hay style nào có thể dìm, vậy nhưng hóa ra nữ ca sĩ lại bị chính fan "bóc phốt" tạo hình dìm nhan sắc đến chẳng muốn nhìn lại.

Thử bao nhiêu tạo hình, đổi bao nhiêu style thì Chi Pu vẫn xinh xuất sắc.

Mới đây, cô nàng còn thỏ thẻ ước muốn cắt tóc mái ngang để thay đổi hình ảnh.

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 2.

Hội fan "cây khế" cũng được dịp vào hiến kế Biên dịch cho thần tượng. Nhưng thương thay cho Chi Pu, cô lại được gợi ý ngay kiểu tóc dìm nhan sắc đến mức muốn từ bỏ ngay ý định.

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 3.

Quả là không ai hiểu thần tượng bằng fan, Chi Pu xinh rất xinh nhưng tạo hình tóc mái ngố tàu trên lông mày lại khiến nhan sắc của cô trông thật "thắm thơm" chứ nào còn vẻ sang chảnh thường thấy.

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 4.

Có người lại rủ rê cô vừa cắt vừa nhuộm giống Kim Da Mi trong "Tầng Lớp Itaewon".

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 5.

Có fan thì lôi cả bé Sa ra làm ví dụ cho Chi Pu lấy cảm hứng cắt tóc. 

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 6.

Đúng là khổ thân Chi Pu quá mà, vừa muốn cắt tóc là bị chính fan vào dìm tơi tả!

Khám nghiệm tử thi bệnh nhân nhiễm Covid-19, giới nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố báo cáo bệnh lý đầu tiên về bệnh do virus corona mới Covid-19 gây ra, phân tích tác động của nó lên phổi, gan và tim của bệnh nhân bằng cách nghiên cứu các mẫu sinh thiết khi khám nghiệm tử thi.

Khám nghiệm tử thi bệnh nhân nhiễm Covid-19, giới nghiên cứu ngã ngửa khi phát hiện tình trạng gan, tim, phổi - Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc mới đây đưa ra công bố báo cáo bệnh lý đầu tiên về Covid-19, từ đó hướng tới việc hi vọng giảm số bệnh nhân trong tương lai.

Theo báo cáo trường hợp được công bố bởi Lancet, các mẫu được lấy từ phổi, gan và mô tim từ cơ thể của một người đàn ông 50 tuổi, nhập viện ngày 21/1 và tử vong 14 ngày sau đó. Được biết, bệnh nhân được đưa đến phòng khám với các triệu chứng sốt, ho, ớn lạnh, mệt mỏi và khó thở, được điều trị bằng oxy bổ sung và thuốc kháng virus với interferon alfa-2b và lopinavir cộng với ritonavir.

Báo cáo cho hay, các mẫu bệnh phổi cho thấy bệnh nhân bị hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), với các đặc điểm bệnh lý rất giống với các trường hợp nhiễm SARS và MERS. Các mô gan cho thấy gan nhiễm mỡ vừa phải và hoạt động thùy nhẹ, không có bằng chứng chỉ ra rằng tổn thương ở gan là do nhiễm Covid-19 hay do dùng thuốc. Không có thay đổi mô học rõ ràng trong mô tim, cho thấy Covid-19 không trực tiếp làm suy yếu tim của người bệnh .

Báo cáo nhận thấy đặc điểm đặc trưng của người nhiễm Covid-19 là giảm bạch cầu. Đây là yếu tố quan trọng liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, tỷ lệ tử vong cao. Điều đó cũng cho thấy, việc sử dụng corticosteroid kịp thời và phù hợp cùng Biên dịch với hỗ trợ máy thở nên được xem xét cho những bệnh nhân nặng để ngăn ngừa sự phát triển hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS).

Những phát hiện này có thể cung cấp những hiểu biết mới về cơ chế bệnh sinh của Covid-19, góp phần cải thiện các chiến lược điều trị cho những bệnh nhân bị nặng và giảm tỷ lệ tử vong.

(Nguồn: Xinhuanet)

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Thủ tướng công bố dịch nCoV

Dịch xảy ra tại Việt Nam từ ngày 23/1 (khi xác định người đầu tiên mắc bệnh), do chủng mới của virus corona gây ra. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do virus ebola, lassa hoặc marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; sốt vàng; tả; viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Chính phủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm: Lập ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; cách ly y tế; Công ty dịch thuật Đồng Nai vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; kiểm soát ra, vào vùng dịch; huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống...

Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương, ngành công an, quân đội, dã chiến đều được huy động để tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh.

Trước đó, tại phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tối 31/1, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế đã giải thích vì sao Việt Nam chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia.

Ông Long cho biết, WHO đã công bố dịch virus corona là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng ở Việt Nam việc công bố phải dựa trên số lượng người mắc bệnh, số người tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả...

WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 4 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào. "Năm 2009, Việt Nam có gần 10.000 người mắc virus H1N1, 22 người tử vong, nhưng thời điểm đó cũng không công bố tình trạng y tế khẩn cấp", ông Long dẫn chứng.

Ông Long nhận định, dịch nCoV đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam "đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO".

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Trung Quốc cũng chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp, dù đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm, Bộ trưởng Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.

Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố.

Bác sĩ Trung Quốc thừa nhận sai lầm

Wang Guangfa, trưởng khoa phổi tại Bệnh viện Thứ nhất thuộc Đại học Bắc Kinh, ban đầu nói rằng virus corona chủng mới (nCoV) gây viêm phổi không thể lây lan giữa người với người và đã được kiểm soát, phòng ngừa. Tuy nhiên, 11 ngày sau ông xác nhận bị nhiễm virus, có thể do lây nhiễm trong chuyến đi Vũ Hán cùng một nhóm chuyên gia.

Trong cuộc phỏng vấn hôm qua, Wang thừa nhận ông đã lựa chọn từ ngữ không chính xác. Chính bác sĩ này cũng chẩn đoán sai cho mình khi cho rằng chỉ bị cảm cúm thông thường và trì hoãn nhiều ngày mới vào viện. Ông đã hồi phục và Công ty dịch thuật Đồng Nai xuất viện hôm 30/1.

Bác sĩ Wang Guangfa, trưởng khoa phổi tại Bệnh viện Thứ nhất thuộc Đại học Bắc Kinh. Ảnh: QQ.

Bác sĩ Wang Guangfa, trưởng khoa phổi tại Bệnh viện Thứ nhất thuộc Đại học Bắc Kinh. Ảnh: QQ .

Khi được hỏi tại sao ban đầu ông nói nCoV có thể phòng ngừa và kiểm soát được, Wang nói do tại thời điểm ông tới thăm Vũ Hán, thông tin còn hạn chế. "Những tranh luận có thể gây hiểu lầm", Wang nói, đề cập đến những chỉ trích nhằm vào ông.

Tuy nhiên, ông cũng bảo vệ phát ngôn ban đầu của mình, nói rằng nhiều đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm trong lịch sử cuối cùng đều được kiểm soát. Trong cuộc phỏng vấn, Wang so sánh ông và các chuyên gia y tế đang đối phó dịch bệnh với những người lính đi bộ trên chiến trường.

"Chúng tôi như những người lính đi bộ trong khi tất cả đạn đều đang bay", Wang nói.

Khi virus bắt đầu lây lan ở Vũ Hán vào đầu tháng một, những người bày tỏ nghi ngờ đều bị kiểm duyệt, thậm chí có người bị bắt với cáo buộc lan truyền tin đồn vô căn cứ. Các nhà báo Hong Kong đến thăm một bệnh viện Vũ Hán cũng bị cảnh sát giữ trong nhiều giờ.

Tuy nhiên, chỉ trong một tháng qua, dịch viêm phổi cấp đã chứng minh sức tàn phá khủng khiếp khi khiến 259 người thiệt mạng ở Trung Quốc và hơn 12.000 ca nhiễm nCoV. Các nhà nghiên cứu Hong Kong thậm chí cho rằng số người ở Vũ Hán nhiễm nCoV là hơn 75.800 ca .

Cuộc phỏng vấn trên của bác sĩ Wang đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Weibo và nhiều người bày tỏ tức giận. "Có thể ngăn chặn và kiểm soát sao ông Wang Guangfa. Vì đánh giá này mà nửa tháng quan trọng nhất đã bị phung phí! Và kết quả là thế này đây", một người bình luận trên mạng xã hội.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Huyền Lê (Theo NY Times )